Các hình thức và ô nhịp đặc biết trong sáng tác ca khúc

CÁC HÌNH THỨC ÂM NHẠC (Nhạc Thể – Forme Musicale):

  • Là hình thức cấu tạo riêng biệt của mỗi câu nhạc, bài nhạc. Là cấu trúc phát triển hình thành từ Motif (1) qua các thủ pháp phát triển để đi đến sự hoàn thiện tác phẩm.

Có 3 bước cơ bản:

Trình Bày – Phát Triển – Kết Luận

  • Hình Thức Cân Đối (Nhạc Thể Phân Tiết – Forme métrique):
  • Là hình thức giống văn vần trong văn chương. Hình thức này rất cân bằng do sự xếp đặt của những Chi Câu(2), Câu(3) tỉ lệ với
  • Trong hình thức này Giai Kết(4) giữ vai trò rất quan trọng. Nó làm ranh giới phân chia giữa các Chi Câu, Câu Đoạn nhạc.
  • Hình Thức Không Cân Đối (Nhạc Thể Vô Tiết –Non-métrique):
  • Là hình thức thiếu sự cân bằng, các Chi Câu(1), Câu(2), Đoạn, Giai kết(3), cũng như các Phách mạnh, Phách yếu không rõ ràng.
  • Với tính vô trật tự, hình thức này là một điều hết sức chú ý với những ai mới tập viết. Sự trôi chảy, suông sẻ của một tác phẩm bao giờ cũng dễ phổ biến rộng rãi hơn.
  1. NHỮNG LOẠI Ô NHỊP ĐẶC BIỆT
  • Một bài nhạc có thể bắt đầu ở bất kỳ phần phách nào của ô nhịp. Ô nhịp đầu bài có thể đủ phách hoặc thiếu phách.

1/ Ô Nhịp Đủ (Mesure Complète):

  • Là loại ô nhịp có đủ những giá trị của hình nốt và dấu lặng chứa trong một ô nhịp, theo chỉ số nhịp đã ghi ở đầu bài nhạc.

2/ Ô Nhịp Thiếu (Mesure incomplète):

  • Là loại ô nhịp không có đầy đủ những giá trị của hình nốt và dấu lặng chứa trong một ô nhịp như chỉ số nhịp đã ghi ở đầu bài nhạc.

Ô NHỊP THIẾU ĐƯỢC TÍNH VÀO CÂU NHẠC

  • Là loại ô nhịp ở đầu bài nhạc có tổng giá trị của dấu lặng ở phách một NHỎ hơn ¼ ô nhịp (bằng ¼ cũng không được tính vào câu nhạc).

Ô NHỊP THIẾU KHÔNG ĐƯỢC TÍNH VÀO CÂU NHẠC

  • Là loại ô nhịp ở đầu bài nhạc có tổng giá trị của dấu lặng ở phách một LỚN hơn ¼ ô nhịp (bằng ¼ cũng không được tính vào câu nhạc).

3/ Ô Nhịp Bổ Túc (Mesure complémentaire):

  • Là loại ô nhịp dùng để "lấp" vào những câu nhạc chưa đủ số ô nhịp cần thiết (thường chỉ 1 ô nhịp lặng cuối câu) để câu nhạc được đầy đủ, cân đối, đúng luật Cân Phương.

4/ Ô Nhịp Phụ Thừa (Mésure supplémentaire):

  • Là loại ô nhịp "dư ra" nằm sau những câu nhạc đã đủ số ô nhịp (thường chỉ 1 ô nhịp) Ô Nhịp Phụ Thừa thường được viết bằng những giá trị của dấu lặng, mục đích dành cho ca sĩ có thời gian ngưng nghỉ để lấy hơi, để diễn xuất. Loại câu nhạc này không được tính vào câu Cân Phương.

5/ Ô Nhịp Lưỡng Dụng (mesure à double emploi):

  • Là loại ô nhịp dùng để kết thúc những câu nhạc trước đồng thời bắt đầu câu sau và được tính bằng 2 ô nhịp.
  • Lưu ý:
  • So với loại Ô Nhịp Phụ Thừa & Ô Nhịp Bổ Túc, loại ô nhịp này ít được dùng trong ca khúc Việt Nam, bản thân nó rất chi li, cần sự tinh tế trong suy luận. Vì vậy phải hết sức chú ý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Luật cân phương trong sáng tác ca khúc

Bộ thu âm Livestream giá cực rẻ

Hỗ trợ sáng tác ca khúc